Quy chuẩn kỹ Quốc gia thuật đối với phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia
Quy chuẩn kỹ Quốc gia thuật đối với phao áo cứu sinh, phao bơi dự trữ quốc gia
Phao tròn, phao áo (Ảnh minh họa) |
Theo đó, Quy chuẩn này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến việc quản lý; giao, nhận, tổ chức mua, bán, đấu thầu, đấu giá, xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và bảo quản phao áo cứu sinh dự trữ quốc gia.
Phao áo cứu sinh là loại phao thiết kế theo kiểu áo véc, dùng để nâng miệng của người đã kiệt sức hoặc bất tỉnh lên cách mặt nước tối thiểu 80 mm. Phao áo gồm 1 thân trước và 1 thân sau; thân trước được chia thành 2 vạt, mỗi vạt một tấm liền; thân sau là một tấm liền; không có gối đỡ đầu; vật liệu phản quang được gắn theo quy định TCVN 7282: 2008 Phao áo cứu sinh. Mỗi phao áo phải có một chiếc còi được buộc chắc với phao áo bằng một sợi dây. Vật liệu phao áo cứu sinh là Polyeste, màu da cam; chỉ may phao áo là sợi Polyeste; vật liệu nổi (ruột xốp) là xốp LDPE-FOAM;…
Phao tròn cứu sinh là loại phao khép kín, tiết diện ngang có hình elíp, cốt phao (ruột phao) làm bằng vật liệu nổi, vỏ ngoài là nhựa Polyetylen tỷ trọng cao (HDPE), có màu da cam. Dây bám và băng vật liệu phản quang gắn tại 4 vị trí đối xứng nhau theo chu vi của phao tròn cứu sinh;…
Ngoài ra, Thông tư cũng hướng dẫn cụ thể công tác bảo quản thường xuyên và định kỳ đối với phao cứu sinh.
Thông tư số 131/2012/TT-BTC và Thông tư số 132/2012/TT-BTC có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/10/2012.
Thay thế Thông tư số 178/2009/TT-BTC ngày 10/9/2009 và Thông tư 60/2009/TT-BTC ngày 26/3/2009 của Bộ Tài chính ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về dự trữ Nhà nước đối với phao áo cứu sinh.