Tai nạn lao động trong xây dựng gia tăng

Môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động

 

Theo số liệu thống kê của Bộ LĐ -TB - XH, trong tổng số các vụ TNLĐ trong xây dựng, có tới 55% do ngã cao, 24% gặp các vấn đề về điện và 10% do sập đổ thiết bị trên công trình…

Vẫn do ý thức

Theo các chuyên gia về ATLĐ của Cục An toàn lao động (Bộ LĐ-TB-XH) do 80% công nhân trong ngành xây dựng là lao động thời vụ, phần nhiều trong số này không có tay nghề, chưa được đào tạo bài bản nên ý thức kỷ luật nói chung và ý thức bảo hộ lao động rất kém. Hơn nữa, môi trường làm việc của công nhân xây dựng thường không ổn định, có tâm lý ngại tham gia huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) lại không chịu sức ép thực hiện ATVSLĐ nên tai nạn thường xuyên xảy ra.

Trong khi đó, bản thân các DN trong lĩnh vực này thường là các DNNVV, với kỹ thuật, công nghệ hạn chế, công tác giám sát thi công, đảm bảo ATLĐ không được coi trọng. Ngoài ra, tình hình tài chính eo hẹp cũng được xem là một trong số những nguyên nhân.

Ngay bản thân công tác huấn luyện ATVSLĐ trong xây dựng chưa thực sự được coi trọng. Tài liệu dùng để huấn luyện ATLĐ chưa được ban chuẩn hóa, chưa có chương trình khung thống nhất và chưa được thẩm định kỹ. Các tài liệu chủ yếu đề cập đến ATLĐ, vấn đề về vệ sinh lao động còn sơ sài, thiếu sinh động… Cho dù Cục ATLĐ đã có hẳn Trung tâm huấn luyện ATVSLĐ, đã xây dựng khung chương trình Huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động làm việc trên công trường xây dựng.., nhưng do ý thức kỷ luật chấp hành và văn hóa ATLĐ trong các DN, người lao động chưa cao nên TNLĐ vẫn không giảm.

Nâng cao ý thức văn hóa ATLĐ trong DN

Theo các chuyên gia, muốn hạn chế được TNLĐ, trước hết đòi hỏi mỗi DN cần nâng cao ý thức, văn hóa ATLĐ trong DN mình. Đặc biệt, người sử dụng lao động phải có trách nhiệm trước việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động. Trong khi đó, người lao động cũng cần phải nêu cao ý thức, tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt công tác đảm bảo ATLĐ-VSLĐ và thường xuyên học tập, trao đổi nâng cao trình độ về pháp luật bảo hộ lao động, nắm vững kiến thức khoa học kỹ thuật BHLĐ.

 

Muốn hạn chế được TNLĐ, trước hết đòi hỏi mỗi DN cần nâng cao ý thức, văn hóa ATLĐ trong DN mình.

Về phía các cơ quan hữu quan, cần thông tin tuyên truyền, rà soát, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về ATLĐ, đẩy mạnh công tác đào tạo, cho cả người lao động và chủ sử dụng lao động có tính chuyên nghiệp cao... Còn phía chủ đầu tư, tư vấn, nhà thầu thi công, điều quan trọng là phải thực hiện nghiêm túc các quy định về ATVSLĐ tại đơn vị, công trường cũng như các quy định về kỹ thuật, để đề ra các biện pháp ATVSLĐ hợp lý…

 

Ngày nay, ATVSLĐ không còn là vấn đề quốc gia mà đã trở thành vấn đề quốc tế, thu hút sự quan tâm của toàn cầu. VN đã xây dựng Chương trình quốc gia về ATVSLĐ giai đoạn 2011-2015 với mục tiêu phòng ngừa tối đa và giảm tần suất TNLĐ, nhất là những ngành nghề có độ rủi ro cao; giảm tỷ lệ DN và nơi làm việc có điều kiện lao động xấu; nâng cao nhận thức trách nhiệm của các ngành, các cấp, của người sử dụng lao động và người lao động về ATVSLĐ. Để thực hiện mục tiêu này, VCCI cùng các Bộ, ngành… đang đẩy mạnh triển khai các giải pháp để đưa văn hóa ATLĐ vào sâu trong cộng đồng DN nhằm giảm thiểu số vụ TNLĐ trong DN nói chung, trong đó có lĩnh vực xây dựng.

 
Chia sẻ:

Bài viết cũ hơn Bài viết mới hơn

Bài viết cùng danh mục:

Hotline: 0978911268